Chuyển đến nội dung chính

cách khắc phục các vết nứt



Nứt tường nói riêng và nứt bê tông nói chung do nhiều nguyên nhân và những vết nứt cũng khác nhau, vì vậy chúng ta phải quan sát kỹ và tìm hiểu nguyên nhân xem nó xuất hiện từ đâu để khắc phục.
Thông thường thì hiện tượng nứt tường là do trong quá trình thi công xây dựng và sữa chữa nhà không đảm bảo, hoặc quá trình thiết kế nội thất – kiến trúc với những bản vẽ không chi tiết và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cũng còn 1 số nguyên nhận khác như chịu tác động của thời tiết, nhà hàng xóm..v..v..
Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nứt tường cụ thể ngay dưới đây:




Nứt chân chim và vết nứt cạn
Nguyên nhân
Các vết nứt chân chim thường xuất hiện ở giữa các vết trát và không ăn sâu vào tường gạch, thường là do trong quá trình thi công xây dựng nhà ở việc tô trát không kỹ, khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, trát xi măng quá mỏng..v..v..về lâu dài công trình có hiện tượng nứt nhẹ gây mất thẩm mỹ.

Cách khắc phục
Cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, sơn nước. Xử lý vết nứt bằng sơn đàn hồi, nhờ khả năng đàn hồi tới 300%, vết nứt sẽ được giải quyết triệt để, sau khi sử lý có thể sơn hoàn thiện.
Thi công không đảm bảo sẽ xảy ra tình trạng nứt tường và vết nứt bê tông.


Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột
Nguyên nhân
Do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường.
Khắc phục
Dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà

Nguyên nhân:

Cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang.
Cách khắc phục:
Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.

Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà

Nguyên nhân: 
Vết nứt này cũng do lỗi trong quá trình thi công xây dựng mà ra, sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm, phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt.

Cách khắc phục:
Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt. Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.

Nứt ở tường và cách khắc phục



Nguyên nhân 1: 
Xây tường không chuẩn, mạch vữa không “no” dẫn đến thẩm thấu qua mạch vữa. Tường không phẳng, mạch vữa không được miết gọn gàng dẫn đến việc lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa.

Cách khắc phục 1: 
Khi xây tường cần chú ý về kỹ thuật để tường xây thật phẳng, thẳng, mạch vữa “no” và được miết gọn gàng, không để lồi ra ngoài. (Xin xem thêm phần xây tường).

Nguyên nhân 2:
Các chỗ tiếp giáp tường cột, tường đà, các chỗ góc tường, góc cửa đi cửa sổ … chịu nhiều tác động như lún cục bộ, sự thay đổi nhiệt độ (đang nắng chang chang mưa ào ào) sẽ nứt tường, nứt vữa làm thẩm thấu qua lớp vữa và tường.

Cách khắc phục 2:  

Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót. Kỹ thuật như sau: - Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép. - Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô. - Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên. - Tô tường bình thường.
Tránh tình trạng ảnh hưởng đến gia đình bạn nên tìm cách sửa chữa nhanh chóng.

Nứt ở đầu cửa và bất cứ đâu



Nứt ở mép cửa

Nguyên nhân:
Thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.

Cách khắc phục:
Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị các vết nứt bê tông trở lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.

Các vết nứt nghiêng trên tường

Nguyên nhân: 
Là nhà hay công trình của bạn đã bị lún ít nhiều. Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém.

Cách khắc phục:
Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.


Còn 1 số nguyên nhân khắc như lún nền, móng, do các công trình thi công bên cạnh...v...v.. Nhưng nguyên nhân chủ quan thì đều do quá trình thi công bị mắc số lỗi, hoặc nhiều nhà thầu không nắm vững quy trình, không am hiểu trong quá trình thi công. Vì vậy bạn cần giám sát và kiểm tra kỹ quá trình thi công để tránh tình trạng xảy ra các vết nứt bê tông.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

quy trình ép cọc

Quy trình thi công ép cọc bê tông – Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc. – Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc. – Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế; – Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế. Ưu điểm: – Êm, không gây ra tiếng ồn – Không gây ra chấn động cho các công trình khác – Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng. Nhược điểm: – Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy Chuẩn bị mặt bằng thi công – Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật. – Vận...

Biện pháp thi công móng băng

Biện pháp thi công móng băng Móng băng là gì?  xem video  về móng băng   Móng băng là một loại móng được sử dụng phổ biến trong thi công, xây dựng nhà ở, biệt thự đẹp, nhà phố. Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng thường dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa. Hướng dẫn quy trình thi công móng băng trong xây dựng bao gồm: 1: Giải phóng mặt bằng - Công tác chuẩn bị 2: San lấp mặt bằng - Công tác đất 3: Công tác cốt thép 4: Công tác cốp pha 5: Công tác bê tông CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Khóa Chiến Binh Revit Luongtrainer Khoảng 22GB Trong Đó Có : Kiến trúcKết cấuĐiện nướcVà cả biện pháp thi công Gồm Sách pdf (AUTO BIM, Đẳng Cấp Kết Cấu, Thành Thạo Kiến Trúc 30 Ngày) Template theo TCVN   CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Thứ nhất: Biện pháp thi công móng băng - Giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị. Trước khi thi công móng băng, v...

biện pháp thi công cọc khoan nhồi

BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI Biện pháp kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi XEM NHIỀU TẠI :  YOUTOBE - KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Khóa Chiến Binh Revit Luongtrainer Khoảng 22GB Trong Đó Có : Kiến trúcKết cấuĐiện nướcVà cả biện pháp thi công Gồm Sách pdf (AUTO BIM, Đẳng Cấp Kết Cấu, Thành Thạo Kiến Trúc 30 Ngày) Template theo TCVN   >>>>>>   CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Hoặc tại đây    YOUTOBE Cọc khoan nhồi tuần hoàn dung dịch là giải pháp móng có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, căn cứ vào tài liệu địa chất người thiết kế có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền tương đương với sức chịu tải vật liệu của cọc (Pv tương đương Pd), điều này với phương pháp cọc đóng hoặc ép tĩnh không đạt được, đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn Thi công được ở những địa hình chật hẹp. Tuy nhiên cũng có những khuyết điểm về quản lý thi công, khó kiểm tra...

hướng dẫn học revit

Tổng Hợp file Revit Template đầy đủ nhất - Hay Nhất                                          Tổng Hợp file Revit Template  đầy đủ nhất - Hay Nhất Hướng Dẫn sử dụng : XEM  FILE VIDEO ĐẦY ĐỦ :  VIDEO REVIT FULL 22GB vào link :  YOUTOBE CÀI ĐẶT :  YOUTOBE Tải file : Template TCVN Chúc các bạn thành công , nhớ kick vào đăng kí youtobe để học nhé :    học tại đây :    YOUTOBE

tổng hợp thi công thực tế tại việt nam

Tổng Hợp Thi Công Thực Tế Tại Việt Nam Tổng Hợp Thi Công Thực Tế Tại Việt Nam các bạn vào đây để xem nhiều hơn :  youtobe THI CÔNG LÀM THÉP CẦU THANG THI CÔNG LÀM GIẢI PHÂN LÀN ĐƯỜNG THI CÔNG XÂY BẬC CẦU THANG THI CÔNG XÂY GẠCH THI CÔNG LÁT  GACH
Tất Cả Tài liệu hay không thể bỏ qua ở đây >>>>>> hướng dẫn tải file Tài liệu: file template revit TCVN :  TẢI VỀ file của nhà thầu cotecons : THỰC HANH VE CAD.dwg  :  Tải về Các bước thi công phan hoan thien  :  tải về  ITP Nghiem thu  :  tải về PHẦN B THI CÔNG KẾT CẤU  :  Tải về Đồ án BT 2  Tải về DA Nền móng  :  tải về Sửa Chữa và Gia Cố Công Trình Xây Dựng   :  tải về Quy trinh tinh toan thiet ke nha cao tang  :  tải về hướng dẩn đọc bản vẽ đo bốc khối lượng lập dự toán dự thầu  :  Tải về   Sổ tay xử lý sự cố công trình thi công    tải về tất cả sẽ luôn đươc cập nhật r trang này nhé . hãy lưu vào máy để không bỏ lỡ