Chuyển đến nội dung chính

biện pháp thi công cọc khoan nhồi







Biện pháp kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi





CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Khóa Chiến Binh Revit Luongtrainer Khoảng 22GB Trong Đó Có : Kiến trúcKết cấuĐiện nướcVà cả biện pháp thi công Gồm Sách pdf (AUTO BIM, Đẳng Cấp Kết Cấu, Thành Thạo Kiến Trúc 30 Ngày) Template theo TCVN   >>>>>>  CHIẾN BINH REVIT FULL FULL




Hoặc tại đây   YOUTOBE
Cọc khoan nhồi tuần hoàn dung dịch là giải pháp móng có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, căn cứ vào tài liệu địa chất người thiết kế có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền tương đương với sức chịu tải vật liệu của cọc (Pv tương đương Pd), điều này với phương pháp cọc đóng hoặc ép tĩnh không đạt được, đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn


Thi công được ở những địa hình chật hẹp. Tuy nhiên cũng có những khuyết điểm về quản lý thi công, khó kiểm tra được chất lượng bêtông nhồi vào cọc. Do đó đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của nhà thầu và giám sát thi công, việc giám sát thi công phải thật chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các qui trình.



I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1.  Chuẩn bị mặt bằng
-   Mặt bằng trước khi tiến hành thi công phải được san phẳng.
-   Đảm bảo cứng không bị lún máy móc khi thi công.
-   Đảm bảo đường rãnh thoát nước phòng khi trời mưa to.

    2.  Định vị tim mốc
  -   Xác định từng vị trí tim cọc và tim cột, dùng cọc tre để đánh dấu.
  -    Bố trí các tim cột, các mốc phụ trên tường vách để khi mất dấu có thể dùng phương pháp căng dây để phục hồi lại những tim bị mất.
  -    Sai số tim cọc sau khi thi công xong nhỏ hơn D/4 nhưng không lớn quá 15cm đối với cọc giữa và nhỏ hơn D/6 nhưng không lớn quá 10cm đối với cọc biên.
  
 3. Tập kết thiết bị - vật tư
   -    Sau khi công tác chuẩn bị mặt bằng hoàn chỉnh tiến hành tập kết thiết bị, vật tư.
   -   Thiết bị được tập kết gọn gàng, bố trí vị trí đặt ống đổ bê tông, cần khoan và các thiết bị phục vụ công tác thi công ...
   -   Vật tư sắt đảm bảo để nơi cao ráo tránh ngập nước và lẫn sình đất.

II.    CÁC BƯỚC THI CÔNG

  1.      Bố trí sơ đồ vị trí khoan
-    Mỗi máy khoan được bố trí ở một khu vực nhất định để tránh vướng víu trong công tác thi công.
  -  Bố trí khoan trình tự từ trong ra ngoài tránh tình trạng xe khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong.
  -  Tim sau chỉ khoan cạnh tim trước khi bê tông của tim trước đạt lớn hơn 24 tiếng.
2. Công tác khoan cọc
  -  Khi đưa máy vào vị trí, căn chỉnh đúng tim mốc đã định vị trước đó.
  - Kê kích máy đảm bảo chắc chắn đảm bảo không bị lún nghiêng khi máy hoạt động. 
  -  Kiểm tra độ thẳng đứng của tháp bằng 2 bọt thuỷ chuẩn được gắn ở hai bên thân tháp khoan (trong quá trình khoan cũng vẫn liên tục phải theo dõi hai bọt thuỷ này).

Sau khi cân chỉnh máy xong dùng mũi khoan phá khoan một đoạn sâu khoản 2m và hạ ống sinh (ống vách có chiều dài là 2m) để chống sạt lở và mất nước trong khi khoan.
  -  Tiến hành khoan bằng mũi khoan phá tới cao độ thiết kế của cọc.
  -  Khi khoan theo dõi địa chất và ghi lại, nếu có khác biệt nhiều so với tài liệu thăm dò địa chất thì báo ngay cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để điều chỉnh chiều sâu cọc.
  -  Trong khi khoan cần kiểm tra lượng bentonite phù hợp.
  *  Đối với cọc đường kính từ 500mm trở lên thì phải kiểm tra bằng các thí nghiệm tỷ trọng dung dịch, độ nhớt, độ lắng cát theo tiêu chuẩn quy định (Do khoan bằng phương pháp tuần hoàn dung dịch nên ta thường kiểm tra khi thổi rửa, vệ sinh hố khoan) 
Tên chỉ tiêu
Chỉ tiêu tính năng
Phương pháp kiểm tra
1. Khối lượng riêng
1.05 ÷ 1.15 g/cm3
Cân đo tỷ trọng
2. Độ nhớt
18 ÷45 giây
Phễu 500/700 cc
3. Hàm lượng cát
< 6%
4. Tỷ lệ chất keo
> 95 %
Đong cốc
5. Lượng mất nước
< 30 ml / 30phút
Dụng cụ đo lượng mất nước
6. Độ dày áo sét
1÷ 3mm/30phút
Dụng cụ đo lượng mất nước
7. Lực cắt tĩnh
1phút : 20÷ 30 mg/cm2
10phút 50 ÷100mg/cm2
Lực kế cắt tĩnh
8. Tính ổn định
< 0.03 g/cm2
9. Độ PH
7÷ 9     Giấy thử PH


- Dung dịch bentonite có tác dụng đưa mùn khoan từ đáy hố khoan trồi lên hố dung dịch và có tác dụng giữ thành hố khoan không bị sập. do đó trong mọi trường hợp ngừng thi công do thời tiết, phải dừng qua đêm do hết giờ làm việc ... thì vẫn phải đảm bảo hố khoan luôn được bơm đầy dung dịch.
- Trong quá trình khoan nếu qua tầng thấm lớn thấy mất nước nhanh thì phải nhanh chóng cho thêm bentonite vào dung dịch để chống thấm .     
- Thi công trong mực nước ngầm cao cần chú ý không khoan hai tim cọc gần nhau để tránh xông nước giữa cọc nọ qua cọc kia dẫn đến sạt lở thành vách.
-   Sau khi khoan xong lần 1 tiến hành hạ mũi khoan núp B xuống để kéo hết sình đất còn lại lên. công đoạn này có thể làm từ 1 đến 2 lần
-  Khi hạ mũi khoan núp B vẫn thao tác như khi khoan mũi phá. nhưng khi kéo lên thì không được xoay mũi khoan để tránh sình đất lọt xuống lại hố khoan.

3. Công tác kiểm tra độ sâu của hố khoan.


-Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan hoặc đo theo chiều dài của cần khoan hay ống đổ bê tông.
-Trong khi khoan một số mùn khoan còn nằm lại trong hố khoan nên ta không thể thả dọi để kiểm tra được do đó lúc này ta kiểm tra cao độ hố khoan 
- Dung dịch bentonite có tác dụng đưa mùn khoan từ đáy hố khoan trồi lên hố dung dịch và có tác dụng giữ thành hố khoan không bị sập. do đó trong mọi trường hợp ngừng thi công do thời tiết, phải dừng qua đêm do hết giờ làm việc ... thì vẫn phải đảm bảo hố khoan luôn được bơm đầy dung dịch.
-Trong quá trình khoan nếu qua tầng thấm lớn thấy mất nước nhanh thì phải nhanh chóng cho thêm bentonite vào dung dịch để chống thấm .     
-Thi công trong mực nước ngầm cao cần chú ý không khoan hai tim cọc gần nhau để tránh xông nước giữa cọc nọ qua cọc kia dẫn đến sạt lở thành vách.
-  Sau khi khoan xong lần 1 tiến hành hạ mũi khoan núp B xuống để kéo hết sình đất còn lại lên. công đoạn này có thể làm từ 1 đến 2 lần
-  Khi hạ mũi khoan núp B vẫn thao tác như khi khoan mũi phá. nhưng khi kéo lên thì không được xoay mũi khoan để tránh sình đất lọt xuống lại hố khoan.




3.Công tác kiểm tra độ sâu của hố khoan.

-  Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan hoặc đo theo chiều dài của cần khoan hay ống đổ bê tông.
- Trong khi khoan một số mùn khoan còn nằm lại trong hố khoan nên ta không thể thả dọi để kiểm tra được do đó lúc này ta kiểm tra cao độ hố khoan dựa vào chiều dài và số lượng cần khoan để tính, chiều dài mỗi cần khoan là 3.05m.
- Sau khi dùng mũi khoan núp B kéo hết mùn khoan lên ta thả dọi để kiểm tra hố khoan sau đó mới thả lồng thép vàø ống đổ bê tông.
-  Sau khi thả xong lồng thép và ống đổ bê tông ta tiến hành thả dọi đo lại cao độ hố khoan để xác định chiều dày lớp cặn lắng.
- Tiến hành thổi rửa vệ sinh hố khoan xong ta thả dọi đo cao độ hố khoan một lần nữa để xác định lại lớp cặn lắng phải đảm bảo < 10cm.
-  Nếu trường hợp thổi rửa vệ sinh xong mà chưa có bê tông đổ ngay thì trước khi đổ bê tông ta phải kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo lớp cặn lắng nằm trong giới hạn cho phép.
  Công tác cốt thép                                                                                                                          
-Công tác gia công cốt thép được thực hiện ở nơi khô ráo và được kiểm tra, nghiệm thu trước khi hạ xuống hố khoan.
-  Lồng thép được gia công thành từng lồng dài 5,8m hay11,7m tuỳ thuộc vào thiết kế và được buộc đầy đủ các con kê bằng bê tông đảm bảo lớp bê tông bảo vệ bằng bánh xe trượt .
- Khi hạ lồng thép phải giữ cho lồng thẳng đứng, đoạn nọ nối với đoạn kia phải đảm bảo đúng tâm lồng thép.
-  Mối nối cốt thép sử dụng mối nối bằng bắt cóc, chiều dài đoạn nối chồng cốt thép là 30D và được nối bằng hai cóc xiết. số thanh cần nối là 50% tổng số mối nối. các thanh còn lại được buộc bằng dây kẽm.
 -  Khi thả lồng thép phải chú ý không để đầu lồng thép chọc vào thành vách.
- Lồng thép khi thả không được để chạm đáy và phải cách đáy hố khoan khoảng 100 mm như trong bản vẽ thiết kế.




    
  Với các cọc cần kiểm tra siêu âm
+  Ống siêu âm được làm bằng thép hoặc nhựa PVC có đường kính là 49mm, chiều dày là 3mm
+  Bố trí hai ống đối xứng nhau qua tim cọc suốt chiều dài từ đầu cọc tới đáy cọc.
+  Ống thép siêu âm được buộc vào cốt thép chủ bằng dây kẽm và được nối với nhau bằng măng xông có gien đảm bảo kín khít tránh bê tông chảy vào làm tắc ống. Riêng ở lồng thép dưới cùng được đính hàn vào thép chủ để đảm bảo định vị đúng vị trí.
+ Trong khi hạ ống siêu âm phải được bịt kín hai đầu dưới và hạ tới đâu phải bơm đầy nước tới đó. Sau khi hạ xong và bơm đầy nước vào ống ta bịt kín nốt đầu trên lại để khi đổ bê tông tránh bê tông rới vào làm tắc ống. 


 5. Công tác vệ sinh hố khoan
-  Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công khoan nhồi. Sau khi khoan đến độ sâu thiết kế lượng phôi khoan không thể trồi lên hết. Khi ngừng khoan, những phôi khoan lơ lửng trong dung dịch hoặc những phôi khoan có kích thước lớn mà dung dịch không đưa lên khỏi hố khoan sẽ lắng trở lại trong đáy hố khoan.
-  Ta chia công đoạn xử lý cặn lắng làm 2 bước.
-    Các công đoạn xử lý như sau :

* Xử lý cặn lắng bước 1 : Xử lý cặn lắng là các hạt có đường kính lớn.


Công tác này làm ngay sau khi khoan tạo lỗ xong. Sau khi khoan tới cao độ thiết kế không nâng ngay thiết bị khoan lên mà để vậy tiếp tục bơm nước thải đất lên. Sau đó kéo mũi khoan lên và đưa mũi khoan có núp B xuống để kéo những cặn lắng là những cục đất lớn lên công tác này làm cho tới khi không thấy đất được kéo lên nữa ( thường kéo mũi khoan núp B khoảng 1-2 lần)
 * Xử lý cặn lắng bước 2 : Xử lý cặn lắng là các hạt có đường kính nhỏ


Công tác này làm trước khi đổ bê tông. Sau khi xử lý cặn lắng bước 1 ta đưa lồng thép và ống đổ bê tông xuống dưới tới đáy hố khoan, đưa một ống dẫn khí vào trong lòng ống đổ BT tới cách đáy 2 m dùng khí nén bơm ngược dung dịch hố khoan ra ngoài bằng đường ống đổ BT, các phôi khoan có xu hướng lắng xuống sẽ bị hút vào trong ống đổ BT đẩy ngược lên và thoát ra ngoài miệng ống đổ (xem hình vẽ) cho đến khi không còn cặn lắng lẫn lộn và đạt yêu cầu.
-   Dùng thước có quả dọi để kiểm tra cặn lắng hố khoan phải <10 cm.
-   Sau khi xử lý xong phải tiến hành đổ BT ngay.

       *    Chú ý : Trong quá trình bơm khí nén, hố khoan phải luôn luôn được cấp dung dịch đầy để đảm bảo hố khoan không bị sạt lở. Trong thực hành giám sát hai bên sẽ tiến hành đổ vào hố khoan một số đá mi hoặc đá 1*2, khi bơm lên dùng giỏ lưới hứng lại để kiểm tra. Nếu lượng đá 1*2 từ đáy hố khoan mà ống bơm dung dịch có thể bơm ra được một phần lớn của lượng đá đổ vào hố khoan và không có bùn đất kèm theo thì chấp nhận công tác vệ sinh đạt yêu cầu.
6.     Công tác đổ bê tông cọc 

- Ống đổ bê tông là một ống thép đường kính từ 114mm đến 138 mm tuỳ vào đường kính cọc được nối bởi nhiều đoạn mỗi đoạn dài 1.5 m miệng ống đổ được lắp một phiễu để rót bê tông.

- Đối với thi công cọc đường kính từ 400 đến 500mm cho các công trình lớn trước khi đổ bê tông ta cần làm quả bóng ngăn nước, quả bóng ngăn nước này được làm bằng xi măng nhào dẻo và được bọc bằng một lớp vải mỏng. Khi xuống tới đáy lớp vải mỏng sẽ bung ra và xi măng sẽ hòa lẫn vào bê tông sẽ tốt hơn cho bê tông đáy cọc.

-  Khi bắt đầu đổ bê tông không được nhồi và kéo ống đổ lên cho tới khi bê tông đầy lên miệng phễu đổ.
-  Về nguyên tắc, công trình bê tông làm cọc khoan nhồi phải tuân theo các qui định về đổ bê tông dưới nước. Phương pháp thi công bê tông đổ dưới nước của cọc khoan nhồi là dùng ống dẫn.

  

-  Trước khi đổ bêtông phải kiểm tra các công cụ đo lường cấp phối để quy ngược lại lượng bêtông tương ứng cần thiết.Tổng lượng bê tông đổ vào cọc thực tế không được lớn quá 20% lượng bê tông tính theo đường kính danh định của cọc
-  Bê tông được đưa xuống đáy hố khoan thông qua ống đổ, bê tông dâng cao dần lên và đẩy nước dung dịch trào lên trên miệng hố khoan. Ống đổ bê tông luôn ngập trong bê tông tối thiểu là 2.0 m để đảm bảo bê tông không bị lẫn dung dịch.
-   Công tác đầm bê tông được thực hiện bằng chính ống đổ bê tông thông qua động tác nhắp ống.
- Thời gian đổ bêtông cho cọc không được kéo dài quá 4 giờ (để đảm bảo chất lượng, cường độ bêtông suốt chiều dài cọc). Nếu quá trình thi công đổ bêtông ống bị nghẹt … thì có biện pháp xử lý nhanh chóng, thời gian xử lý không vượt quá giới hạn trên. Trong trường hợp không xử lý được thì phải ngừng thi công ít nhất là 24 giờ, sau đó vệ sinh hố khoan lại một lần nữa mới tiếp tục đổ bêtông.
* Quy trình cắt ống đổ : Kỹ thuật viên và giám sát có thể theo dõi cao độ của mức bêtông dâng lên trong hố khoan bằng cách tính sơ bộ lượng bêtông được bơm vào cọc theo đường kính danh định của cọc, nhưng thực tế đường kính sẽ lớn từ 10% đến 20% tuỳ theo tầng khoan hoặc kiểm tra trực tiếp bằng cách thả quả rọi xuống đo.
-  Trong thực hành trước khi cắt ống đổ phải thả chùng cable, nâng ống đổ để xác định “độ ngồi” của ống đổ trong bêtông thì cho cắt ống đổ.
-  Sau khi bê tông lên tới miệng ống sinh cách mặt đất 20cm ta kéo cao ống sinh lên cách mặt đất là 1m và tiếp tục đổ bê tông.
-   Khi bêtông dâng lên miệng ống sinh, dù công tác vệ sinh đã được làm kỹ lưỡng nhưng lớp bêtông trên cùng cũng thường nhiễm bùn trong quá trình dâng lên. Nên cho lớp bêtông này trào ra khỏi miệng hố khoan bỏ đi cho tới khi bằng mắt thường xác định được lớp bêtông kế tiếp đạt yêu cầu thì ngưng đổ.
-  Thể tích bê tông đổ vào cọc không lớn quá 20% thể tích cọc danh định. Nếu khi đổ thấy lượng bê tông lớn hơn thì báo cho tư vấn giám sát và thiết kế biết để xem xét xử lý.
-   Sau khi đổ bê tông xong khoản 20 – 30 phút tiến hành rút ống sinh lên hoàn tất công việc đổ bê tông.
-  Những cọc gần nhau thì khi thi công cọc sau phải chờ cho bê tông cọc trước đạt tối thiểu là 24 giờ mới tiến hành khoan.
*   Vấn đề thí nghiệm bê tông :



                                                     ỨNG DỤNG HAY CHO XÂY DỰNG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

quy trình ép cọc

Quy trình thi công ép cọc bê tông – Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc. – Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc. – Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế; – Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế. Ưu điểm: – Êm, không gây ra tiếng ồn – Không gây ra chấn động cho các công trình khác – Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng. Nhược điểm: – Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy Chuẩn bị mặt bằng thi công – Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật. – Vận...

Biện pháp thi công móng băng

Biện pháp thi công móng băng Móng băng là gì?  xem video  về móng băng   Móng băng là một loại móng được sử dụng phổ biến trong thi công, xây dựng nhà ở, biệt thự đẹp, nhà phố. Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng thường dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa. Hướng dẫn quy trình thi công móng băng trong xây dựng bao gồm: 1: Giải phóng mặt bằng - Công tác chuẩn bị 2: San lấp mặt bằng - Công tác đất 3: Công tác cốt thép 4: Công tác cốp pha 5: Công tác bê tông CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Khóa Chiến Binh Revit Luongtrainer Khoảng 22GB Trong Đó Có : Kiến trúcKết cấuĐiện nướcVà cả biện pháp thi công Gồm Sách pdf (AUTO BIM, Đẳng Cấp Kết Cấu, Thành Thạo Kiến Trúc 30 Ngày) Template theo TCVN   CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Thứ nhất: Biện pháp thi công móng băng - Giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị. Trước khi thi công móng băng, v...

hướng dẫn học revit

Tổng Hợp file Revit Template đầy đủ nhất - Hay Nhất                                          Tổng Hợp file Revit Template  đầy đủ nhất - Hay Nhất Hướng Dẫn sử dụng : XEM  FILE VIDEO ĐẦY ĐỦ :  VIDEO REVIT FULL 22GB vào link :  YOUTOBE CÀI ĐẶT :  YOUTOBE Tải file : Template TCVN Chúc các bạn thành công , nhớ kick vào đăng kí youtobe để học nhé :    học tại đây :    YOUTOBE

cách khắc phục các vết nứt

Nứt tường nói riêng và nứt bê tông nói chung do nhiều nguyên nhân và những vết nứt cũng khác nhau, vì vậy chúng ta phải quan sát kỹ và tìm hiểu nguyên nhân xem nó xuất hiện từ đâu để khắc phục. Thông thường thì hiện tượng nứt tường là do trong quá trình thi công xây dựng và sữa chữa nhà không đảm bảo, hoặc quá trình thiết kế nội thất – kiến trúc với những bản vẽ không chi tiết và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cũng còn 1 số nguyên nhận khác như chịu tác động của thời tiết, nhà hàng xóm..v..v.. Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nứt tường cụ thể ngay dưới đây: Nứt chân chim và vết nứt cạn Nguyên nhân Các vết nứt chân chim thường xuất hiện ở giữa các vết trát và không ăn sâu vào tường gạch, thường là do trong quá trình thi công xây dựng nhà ở việc tô trát không kỹ, khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, trát xi măng quá mỏng..v..v..về lâu dài công trình có hiện tượng nứt nhẹ gây mất thẩm mỹ. Cách khắc phục Cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng...

tổng hợp thi công thực tế tại việt nam

Tổng Hợp Thi Công Thực Tế Tại Việt Nam Tổng Hợp Thi Công Thực Tế Tại Việt Nam các bạn vào đây để xem nhiều hơn :  youtobe THI CÔNG LÀM THÉP CẦU THANG THI CÔNG LÀM GIẢI PHÂN LÀN ĐƯỜNG THI CÔNG XÂY BẬC CẦU THANG THI CÔNG XÂY GẠCH THI CÔNG LÁT  GACH
Tất Cả Tài liệu hay không thể bỏ qua ở đây >>>>>> hướng dẫn tải file Tài liệu: file template revit TCVN :  TẢI VỀ file của nhà thầu cotecons : THỰC HANH VE CAD.dwg  :  Tải về Các bước thi công phan hoan thien  :  tải về  ITP Nghiem thu  :  tải về PHẦN B THI CÔNG KẾT CẤU  :  Tải về Đồ án BT 2  Tải về DA Nền móng  :  tải về Sửa Chữa và Gia Cố Công Trình Xây Dựng   :  tải về Quy trinh tinh toan thiet ke nha cao tang  :  tải về hướng dẩn đọc bản vẽ đo bốc khối lượng lập dự toán dự thầu  :  Tải về   Sổ tay xử lý sự cố công trình thi công    tải về tất cả sẽ luôn đươc cập nhật r trang này nhé . hãy lưu vào máy để không bỏ lỡ